Lãnh đạo ngày nay yêu cầu bạn phải ở trong vũng bùng cùng đội ngũ của bạn, sẵn sàng nhúng bẩn tay và không ngại việc đào rãnh. công việc của bạn là dẫn dắt, không phải lúc nào cũng toả sáng.

    0
    949

    Người ta thường hay chia sẻ rằng, để trở thành lãnh đạo đôi khi cần phải có tố chất, năng lực cụ thể. Tài Lãnh đạo có thể rèn luyện được hay không ? Mỗi cá nhân có khát khao trở thành nhà lãnh đạo, họ cần có những năng lực, kỹ năng gì? Phải chăng, để trở thành một lãnh đạo và có sức ảnh hưởng đến người xung quanh, họ cần có một quá trình rèn luyện và trải nghiệm thực tế. Cá nhân Tôi cũng đang trên hành trình khai phá năng lực quản lý, lãnh đạo của chính mình. Theo quan điểm cá nhân, với Tôi, lãnh đạo trước hết không phải là vấn đề gì “đao to búa lớn”, mà lãnh đạo là năng lực mà chính mỗi chúng ta cần có và rèn luyện trong thời đại này. Trước hết là nhận thức và lãnh đạo chính bản thân mình trong một xã hội có nhiều biến chuyển không ngừng.

    Tình cờ được đọc quyển sách “TÀI LÃNH ĐẠO 3K: Khát khao, Khiêm Nhường, Không Quản Ngại” của tác giả Brad Lomenick – đây là một quyển sách nhỏ với những dẫn dắt hết sức thực tế cho những ai đã và đang tìm đến hành trình lãnh đạo bản thân và rộng hơn là tạo sức ảnh hưởng đến người khác trong tổ chức của mình. Quyển sách chỉ gói gọn trên 230 trang, nhưng hàm chứa khá nhiều thông tin và dẫn chứng cụ thể. Đến một thời điểm nào đó trong đời, các nhà lãnh đạo sẽ chững lại và tự hỏi: “Mình phải làm gì tiếp nhỉ?” Bản thân tôi, trước khi đọc quyển sách này, cũng đang ở trong hoàn cảnh tương tự, với nhiều băn khoăn suy nghĩ về cuộc đời, về hướng đi trong sự nghiệp. Và quyển sách với chia sẻ của tác giả trên vai trò là chủ tịch của Catalyst, cũng ở giai đoạn trăn trở về vai trò lãnh đạo của mình; cá nhân tôi thật sự có sự đồng cảm. Có thể nói, quyển sách được khởi đầu với những trăn trở về bản thân của chính tác giả để rồi từ đó, ông mong muốn là bản thân mình hãy được tự do thay đổi, vượt ra khỏi vùng an toàn, để tìm đến chính mình, điều mà ông thật sự mong muốn cho chặng đường tiếp theo là gì?

    Các nhà lãnh đạo sẽ có nhiều thói quen khác nhau xuyên suốt cuộc đời, tuy nhiên những từ này sẽ giúp trả lời ba câu hỏi hết sức quan trọng mà bất cứ người có ảnh hưởng nào cũng phải tự hỏi:

    • Khiêm nhường: “Tôi là ai?”
    • Khát khao: “Tôi muốn đến được đâu?”
    • Không quản ngại: “Tôi đến đó bằng cách nào?”

    Với 19 thói quen được tác giả dẫn dắt trong quyển sách và chia làm 3 phần khác nhau, chúng ta sẽ dễ dàng hình dung được những thông điệp mà tác giả gửi gắm về vấn đề lãnh đạo. Thật ra, lãnh đạo là một quá trình tìm kiếm, không ngừng rèn lyện và ứng dụng thực tế, và theo tôi, đó là những thói quen có thể học và có thể ứng dụng được, chứ không chỉ đơn thuần là có tố chất mới có thể trở thành nhà lãnh đạo. Điểm thú vị của quyển sách là ngoài phần lý luận, chia sẻ ở mỗi thói quen thành công mà nhà lãnh đạo cần rèn luyện, còn có phần chia sẻ thực tế của các vị là CEO, Mục sư, nhà quản lý khi mà họ ứng dụng thực tế thói quen này vào trong công việc của mình. Là một quyển sách dịch, nên đôi khi người đọc sẽ có cảm giác khó hiểu hoặc nội dung dịch được diễn tả chưa hết ý. Tuy nhiên, đó cũng là một cách để cho người đọc, nếu lướt qua một lần mà chưa rõ ý thì có thể đọc lại và nghiền ngẫm và hiểu sâu thêm vấn đề.

    Những thói quen được đề cập trong quyển sách: “hiểu rõ bản thân, kiên dịch, thói quen giữ tham vọng, thói quen kiên-trì-đến-lỳ” chính là những thói quen mà tôi cảm thấy thật sự hứng thú nhất. Đặc biệt, là thói quen xây dựng đội nhóm, tác giả chia sẻ về cái cách mà các công ty hàng đầu Thung lũng Silicon như Apple, Yahoo, Facebook, Gooogle đã tạo dựng môi trường làm việc trong mơ để chăm sóc đặc biệt nhân viên của mình. Với Google, bằng chính sách và thói quen của mình, họ đã thu hút được hơn 2 triệu ứng viên nộp hồ sơ cho mình mỗi năm. “Google đã làm chủ được nguyên ý mà hầu hết chúng ta nên học: khi bạn ưu tiên đồng đội, đội của bạn sẽ ưu tiên bạn. Bạn đối xử nhân viên của mình như thế nào? Bạn có vinh danh họ, trân trọng họ, tìm cách để khiến cuộc sống của họ tốt hơn? Hay bạn chỉ quan tâm đến việc họ có thể làm gì cho bạn – kiếm tiền cho bạn, gia tăng hiệu suất hay hoàn thành một nhiệm vụ? Bạn đối xủ với người khác như thế nào, họ sẽ đáp trả lại thế đấy”

    Trong thực tế công việc của mình, thới quen xây dựng đội nhóm này, tôi cũng đã đôi lần xây dựng và tỏ ra có hiệu quả đối với nhóm cộng sự của mình. Thông điệp mạnh mẽ mà quyển sách để lại trong tôi: “Lãnh đạo không phải là một thứ giúp bạn nên người khác. Nó là một thứ bạn làm vì người khác. Quan tâm và yêu thương nhân viên của bạn là cách tốt nhất. Các nhà lãnh đạo giỏi nhất là đồng đội, không phải chỉ là sếp. Các nhà lãnh đạo không chỉ định hướng, họ còn dẫn dắt. Lãnh đạo ngày nay yêu cầu bạn phải ở trong vũng bùng cùng đội ngũ của bạn, sẵn sàng nhúng bẩn tay và không ngại việc đào rãnh. Công việc của bạn là dẫn dắt, không phải lúc nào cũng toả sáng.

    Trong một bộ phim “Giai cứu Mật vụ” gần đây, tôi có dịp xem, trong đó có phân đoạn, một anh chàng được phân làm thuyền trường của chiến hạm tàu ngầm của Mỹ, tuy nhiên anh lại chưa làm thuyền trưởng bao giờ (mặc dù anh đã có quá trình làm việc và sống chết khá nhiều trên các chiến hạm), và để lấy được lòng tin, khẳng định được vai trò của mình trước sự hoài nghi về tài lãnh đạo và chuyên môn trong việc nắm giữ chức danh thuyền trưởng cho tàu ngầm Mỹ đi tìm hiểu và giải cứu đồng động; anh đã có những động thái hết sức mạnh mẽ, quyết liệt và thu phục được nhân tâm. Hành động, lời nói đanh thép của anh, theo Tôi nói lên tài lãnh đạo của anh: “ Công việc là của các bạn, nhưng đó chính là trách nhiệm của Tôi”.

    Trương Hồng Hà – Cảm nhận về quyển sách Tài lãnh đạo 3K (Khát khao, khiêm nhường, không quản ngại)

    LEAVE A REPLY