[Recap] – Những điểm cần nhấn cần quan tâm từ Hội nghị VNHR SUMMIT 2023

0
566

Một số ghi nhận mà mình tâm đắc, góp nhặt từ Fanpage #VNHRSUMMIT, mạn phép chia sẻ cùng Anh/Chị/Em tham khảo và chia sẻ

1. Kinh tế Việt Nam – Hiện tại và Tương lai

– 2023 thật sự là một năm khó khăn chồng chất nối tiếp nhau từ Chính trị, Kinh tế và Thị trường Lao động đã ít nhiều ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp và việc làm của người lao động.

– Chúng ta đang trong quá trình tạo đáy và phục hồi nhất định.

– Chịu tác động bởi lãi suất của Mỹ, tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam có độ ổn định dưới trung bình.

– Một số tín hiệu lạc quan:

 + Bước tiến của Hiệp định thương mại Việt Nam và Mỹ.

 + Nỗ lực của chính phủ trên nhiều phương diện, trong đó đẩy mạnh việc phát triển cơ sở hạ tầng.

+ Thông qua những chỉ số, dữ liệu từ tình hình thế giới đến Việt Nam, điều ảnh hưởng nhất đã qua rồi. Bi quan từ hiện tại và lạc quan trong tương lai.

– Vấn đề cần quan tâm bây giờ chỉ là sự tăng trưởng:

+ Một trong những yếu tố không biết nói dối là chỉ số về Điện. 8 tháng năm 2023 tăng trưởng 1.3%, thấp kỉ lục trong vòng 20 năm nhưng dự sẽ tăng 3% đến cuối năm.

+ Không có gì quá lo lắng về các vấn đề liên quan chiến tranh, lạm phát, lãi suất, giá trị hàng hoá, v.v

* Tóm lại:

Một số nhận định ghi chép nhanh trong buổi chia sẻ:

– Lãi suất sẽ được cắt giảm

– Giá hàng hoá tiêu dùng không tăng

– Sai số cán cân thương mại ít hơn

– Tỉ giá so với các nước xung quanh tốt

– Tiền gửi không kì hạn được cải thiện lần đầu tiên trong 5 quý gần đây

2. Nguồn Nhân lực tương lai – Các yếu tố nào đem đến sự thành công cho Doanh nghiệp

– Nếu như trước đây thường ví von Doanh nghiệp hoạt động như một bộ máy thì giờ đây, Doanh nghiệp sẽ trở thành một cá thể sinh học với việc thay thế cấu trúc doanh nghiệp bằng văn hóa doanh nghiệp. Mỗi cá thể đều được làm công việc phù hợp để tất cả cùng hợp lực vượt mọi rào cản, gầy dựng nền tảng vận hành bổ trợ lẫn nhau.

– Đây chính là giai đoạn mà người làm công tác liên quan đến “con người” cần đề xuất một mô hình quản lý công việc mới, đáp ứng mức độ linh hoạt cao mà tổ chức cần để phát triển thịnh vượng trong môi trường ngày càng biến động. Trong đó việc trau dồi bộ kỹ năng (skillset) của nguồn lực và khai thác sức mạnh của AI – Tự động hóa các đầu công việc là một trong những điểm sáng mà Doanh nghiệp không thể không quan tâm đầu tư.

– Kiên tâm (Resilience), nhịp nhàng thích ứng với thời cuộc trên hành trình tìm kiếm “điểm chạm” của Khách hàng để tiến hành “may đo” lại sản phẩm / dịch vụ.

– Nhanh nhẹn (Agility) nắm bắt những xu hướng mới, chuyển hướng hệ thống vận hành, năng lực của nguồn nhân lực sang những lĩnh vực đang có nhiều triển vọng hơn.

3. Đòn bẩy tăng trưởng bằng công nghệ trong thời đại đầy thách thức.

Bên cạnh việc tìm người phù hợp, xây dựng mạng lưới Doanh nghiệp, nâng cao trải nghiệm khách hàng, hành trình Chuyển đổi số, theo dòng xu hướng data-driven trong mọi quyết sách và tận dụng sức mạnh Công nghệ AI – Điện toán đám mây, v.v.

Giữa môi trường đầy thử thách luôn tiềm ẩn cơ hội cho những nhà Lãnh đạo nhanh trí với thời cuộc, nhạy bén với xu thế. Doanh nghiệp thịnh vượng cần hội tụ 2 yếu tố về Lợi nhuận & Phát triển bền vững, mà khởi nguồn đến từ nguồn Nhân lực. Xây dựng mô hình Doanh nghiệp thông minh và phát triển bền vững.

Khảo sát Kantar năm 2020 cho thấy:

– Những Doanh nghiệp đưa yếu tố “bền vững” vào mọi quyết sách có tốc độ phát triển nhanh gấp 10 lần những Doanh nghiệp không đề cao yếu tố bền vững.

– Những cái gap “to tướng” giữa người Lãnh đạo và Nhân viên, lý giải nguyên nhân và đề xuất giải pháp cho người lãnh đạo để sớm phát hiện và rút ngắn khoảng cách.

– Cần tạo ra các tác động tích cực, gia tăng trải nghiệm trong mọi khoảnh khắc của vòng đời nhân viên. Song song đó là những tiêu chí để chọn công cụ AI phù hợp.

– Vấn đề của những người Lãnh đạo là cần tìm đúng mấu nối để đưa Công nghệ – AI tiếp quản và tối đa hóa từng bước một trên bức tranh tổng thể, từ đó thúc đẩy Tổ chức phát triển.

4. Lãnh đạo phải Kiên tâm vượt qua giai đoạn giông bão

– Theo một khảo sát của Dale Canergie, chỉ 46% tỷ lệ nhân viên kiên tâm cao, 38% kiên tâm trung bình và 16% là thấp. Giả sử công ty của Anh/ Chị đang thấp hơn tỷ lệ 46% thì chuyện gì sẽ xảy ra?

– Nghịch cảnh xảy ra, mà không biết nhân viên đang ở giai đoạn nào, cảm xúc của họ ra sao, giận dữ hay chán nản… thì làm sao quản lý được động lực!

– Có giải pháp gì khiến đội ngũ nhân viên kiên tâm hơn? Tìm đội ngũ này ở đâu ra? Làm cách nào xây dựng một đội ngũ “đáng mơ ước” là trăn trở của biết bao Nhà lãnh đạo, Quản lý nhân sự.

Những gợi ý chiến lược như sau:

– Lãnh đạo kiên tâm không chỉ dành cho lãnh đạo cấp cao; cấp độ đầu tiên là lãnh đạo chính bản thân mình.

– Trong doanh nghiệp hãy bắt đầu từ cấp quản lý, xây dựng DNA kiên tâm cho lãnh đạo để họ lan truyền cho những người khác.

– Hãy cấy cho bản thân mỗi người DNA kiên tâm, ý nghĩa – sức mạnh – cảm xúc – năng lượng.

– Khai phóng sức mạnh ẩn chứa trong phần chìm của tảng băng trôi, nơi chất chứa giá trị cốt lõi và sự kiên cường ở mỗi con người. Tiếp nhận áp lực không khiến ta chùn bước gục ngã, mà là bước đệm cho những phát triển vượt bậc.

5. Đa dạng – Bình đẳng – Hòa Nhập: từ nhận thức đến hành động

– Theo đó, “diversity” như việc tổ chức một buổi tiệc, “inclusion” là việc bạn khiêu vũ cùng ai trong bữa tiệc đó.

– Những con số “biết nói”: 1 tổ chức có DEI tốt thì hiệu suất và thành quả tăng 36%.

– DEI trở thành thành tố quyết định thành công trong thời đại thử thách.

 – Đây là lợi thế cạnh tranh lâu dài.

 – Tư duy quyết định hành động, cư xử trong tổ chức.

Nguồn: nội dung bài recap tham khảo gốc từ Fanpage VNHR SUMMIT

LEAVE A REPLY