[Recap] – BOD Talk: Chiến lược nhân sự đột phá cho năm 2024

0
95

Vừa qua, HR DIGEST tổ chức buổi trao đổi và đối thoại giữa dàn khách mời là các anh chị C-Level trong doanh nghiệp và các anh chị giữ vai trò quản lý nhân sự (HRD,HRM). Đây là một chương trình với mong muốn giúp cho HR hiểu rõ hơn vai trò vị trí của mình trong Business, nhất là trong một năm 2024 dự báo cũng đầy thách thức. Với chủ đề Chiến lược nhân sự đột phá cho năm 2024, đã có nhiều góc nhìn, chia sẻ và tương tác giữa các anh chị từ dàn Speaker, HOST và anh chị làm quản lý nhân sự, bản thân xin góp nhặt lại một số ý hay để đút kết chia sẻ lại cùng anh chị em. Với các góp nhặt này, rất mong muốn anh chị thảo luận thêm về nội dung này ở bình luận:

  1. HR đang giữ vai trò như thế nào trong Doanh nghiệp? Đang thực hiện các chức năng quản trị về nhân sự, hay chỉ là Bộ phận thuộc khối hỗ trợ, giải quyết các vấn đề “sự vụ” liên quan đến con người.
  2. Người giữ vai trò quản lý nhân sự có thật sự hiểu về “business” và các chiến lược kinh doanh của chính doanh nghiệp mình để có những chiến lược nguồn lực phù hợp với kinh doanh hay không?
  3. BOD kỳ vọng gì về một quản lý nhân sự? Có phải là BOD cần HR tham gia vào tiến trình phát triển kinh doanh của DN để có những chiến lược nguồn lực, nâng cao năng lực đội ngũ để điều chỉnh kinh doanh phù hợp. Tối ưu hoá lợi nhuận kinh doanh.
  4. Quản lý Nhân sự không chỉ làm về con người hoặc công tác hỗ trợ, mà cần MẠNH DẠN hơn nữa để dấn thân vào business của DN, đóng góp các quan điểm kinh doanh dưới góc nhìn nhân sự và thể hiện vai trò của mình.
  5. Thực tế ở các DN Việt hiện tại, hiếm có các HR được can thiệp và có 1 chiếc ghế trong bàn tròn chiến lược kinh doanh của Công ty như các quản lý kinh doanh hay quản lý tài chính.
  6. Công tác tổ chức nhân sự rất quan trọng, nhưng đâu đó các quản lý nhân sự đang quên mất chính vị trí vai trò của mình trong tổ chức. Do đó, HR cần phải ý thức được chính vai trò quyền hạn của mình trong việc phát triển kinh doanh của DN.
  7. HR cần xây dựng một mối quan hệ cá nhân với các ông chủ, CEO để tự tạo CƠ HỘI tiếp xúc cho bản than với C-level và “bán” các ý tưởng, tầm nhìn của HR trong bàn tròn chiến lược kinh doanh đột phá => Ông chủ, CEO chắc chắn sẽ để ý đến bạn, và việc bạn có 1 ghế trong bàn tròn chiến lược là tất yếu.
  8. HR cần phải làm tốt vai trò của mình trong việc “thiết kế bài tập về incentive” xuất sắc trước BOD. Đây là một bài tập quan trọng và cơ bản của quản lý nhân sự trong việc xây dựng cấu trúc lương thưởng, chi phí. Điều mà CEO luôn kỳ vọng HR làm tốt, nhưng hiện tại thì chưa đạt như mong muốn. Làm thế nào để thiết kế bài tập incentive phù hợp với kinh doanh, đó là cơ  hội thể hiện của HR.
  9. Nếu HR hiểu về business và chỉ đi tập trung nghĩ và làm về business hết. Thì điều gì sẽ xảy ra sao đó.
  10. Không phải CEO nào cũng có kỹ năng HR trong giai đoạn ban đầu khởi sự doanh nghiệp. Có thể CEO có thế mạnh về Kinh doanh, Tech hoặc Tài chính…Do đó cần một người đồng hành hiểu về con người để trở thành cánh tay đắc lực cho CEO.
  11. HR cần làm tốt chính công việc trong nhiệm vụ, chức năng của mình trước khi nghĩ đến câu chuyện là hiểu và dấn than vào business để đề xuất chiến lược với BOD
  12. Làm thế nào để có thể CEO, BOD để mắt đến HR và trao cơ hội cho HR? HR cần trang bị những tố chất, năng lực gì để có thể tạo sự khác biệt của mình so với các quản lý nhân sự thông thường khác?

Đó là:

  • Cần tư duy kinh doanh nhanh nhạy: không ngừng gắn liền các hoạt động, chiến lược con người gắn với kinh doanh, thúc đẩy kinh doanh hiệu quả.
  • Chủ động học hỏi không ngừng đề nâng cao năng lực bản thân, nhất là các năng lực về dữ liệu, kinh doanh và tài chính.
  • Dám DẤN THÂN để tạo CƠ HỘI tiếp xúc và thể hiện vai trò của HR trước CEO, BOD

LEAVE A REPLY