05 NGUYÊN NHÂN TUYỂN DỤNG KHÔNG HIỆU QUẢ (Nguồn từ blog.freec.asia)

0
1313

Tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển kinh doanh. Tuy nhiên nếu tuyển dụng sai người hoặc công việc tuyển dụng phát sinh nhiều thời gian và chi phí là điều mà không một doanh nghiệp nào mong muốn.

Vậy nguyên nhân tuyển dụng không hiệu quả là gì? Và cách khắc phục. Hãy cùng #NiemTinHR tìm hiểu qua 5 nguyên nhân sau:

1️⃣ Coi trọng tốc độ tuyển dụng hơn chất lượng

Một trong những lý do khiến tuyển dụng kém hiệu quả là việc muốn đẩy nhanh tốc độ tuyển dụng. Do nhiều nguyên nhân khiến doanh nghiệp thiếu hụt nhân sự vì vậy bộ phận tuyển dụng phải chịu trách nhiệm sớm tuyển đủ số người để lấp đầy vị trí.

=> Khắc phục: Lên kế hoạch tuyển dụng hợp lý, cân bằng giữa tuyển đủ với tuyển đúng. Đặc biệt, việc lựa chọn kênh đăng tin tuyển dụng chất lượng sẽ tăng hiệu quả tiếp cận đến ứng viên tiềm năng.

2️⃣ Bản mô tả công việc thiếu chi tiết, không thu hút

Viết mô tả công việc là một bước rất quan trọng góp phần quyết định chất lượng tuyển dụng. Mô tả công việc thiếu chi tiết, nội dung không chính xác, các chế độ đãi ngộ không hấp dẫn cũng là nguyên nhân tuyển dụng không hiệu quả.

=> Khắc phục: Bộ phận tuyển dụng cần làm việc với các phòng ban liên quan để lên nội dung thật chi tiết và chính xác cho các vị trí về yêu cầu năng lực, môi trường làm việc, lương thưởng,…đặc biệt cần hỗ trợ nhiệt tình, giải đáp các thắc mắc và khách quan cho các ứng viên

3️⃣ Chưa xây dựng được thương hiệu

Thương hiệu của nhà tuyển dụng rất quan trọng trong việc chiêu mộ nhân sự tài năng. Việc tuyển dụng thiếu chuyên nghiệp, không hỗ trợ đầy đủ thông tin khi tương tác với các ứng viên sẽ để lại những đánh giá không tốt làm giảm chất lượng thương hiệu.

=> Khắc phục: Cần xác định tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. Xây dựng bộ quy tắc ứng xử chuyên nghiệp, kịp thời, tối ưu các quy trình tiếp nhận CV và trả lời kết quả ứng tuyển. Xây dựng và sử dụng các hình ảnh quảng cáo công ty, bộ logo nhận diện thương hiệu phù hợp để nhiều ứng viên biết đến công ty hơn. Đề cao việc nhận các lời đánh giá và phản hồi từ các ứng viên.

4️⃣ Không kiểm tra các thông tin tham chiếu, phỏng vấn thiếu chuyên nghiệp

Việc thẩm định năng lực, bằng cấp, kỹ năng và nội dung ứng viên cung cấp trong CV không chính xác hoặc là tuyển nhân viên không đáp ứng yêu cầu công việc

=> Khắc phục: Thiết kế bộ câu hỏi phỏng vấn chi tiết, toàn diện. Cần đánh giá chất lượng ứng viên nghiêm ngặt theo quy chuẩn đặt ra và hãy dành thời gian liên hệ với người tham chiếu để tìm hiểu kỹ thông tin của ứng viên.

5️⃣ Phương pháp đánh giá năng lực, đánh giá thái độ chưa phù hợp

Trao đổi nội dung công việc một cách chung chung, không đi sâu tìm hiểu về khả năng của ứng viên, không có các bài kiểm tra năng lực và thái độ làm việc

=> Khắc phục: Ngoài việc phỏng vấn, nhà tuyển dụng nên kết hợp các bài đánh giá năng lực ứng viên để kiểm tra về chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, các kỹ năng mềm,… để xem xét mức độ phù hợp của ứng viên.

Không tìm đúng người, tốn kém nhiều thời gian chi phí rất dễ gặp phải trong khâu tuyển dụng, cần sớm nhìn ra và có cách khắc phục kịp thời. Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.

LEAVE A REPLY