Lãnh đạo bằng trái tim (tác giả: Hoà Nguyễn)

0
615

Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn một câu chuyện để cho mọi người có thêm góc nhìn trong cuộc sống cũng như công việc.

Đây là một câu chuyện có thật của một người bạn mà mình tạm gọi là Alpha.

Alpha đến gặp tôi cho một buổi coaching về sự nghiệp mới của mình và có một chia sẻ khá thú vị. Anh ấy mới vừa chấm dứt công việc tại một công ty nọ, sau một thời gian dài gắn bó. Anh ấy đã làm khá tốt công việc của mình và cũng rất tự hào khi được là một phần của tập thể tuyệt vời đó. Tuy nhiên, từ thời điểm anh co quyết định nghỉ việc, ngoại trừ các đồng nghiệp, người quản lý trực tiếp (Beta) của anh lại không có bất kỳ sự tương tác hay đối thoại nào, mặc dù trước đó, mọi việc vẫn rất bình thường. Cho đến ngày làm việc cuối cùng, Alpha được các đồng nghiệp tổ chức một buổi tiệc chia tay rất ý nghĩa và ấm cúng, nhưng cũng không co sự góp mặt của người quản lý trực tiếp của mình. Và cũng không có một buổi phỏng vấn nghỉ việc, nếu như xét về khía cạnh chuyên nghiệp của một công ty.

Ở đây, chúng ta sẽ không xem xét đến quy trình mà chỉ đặt câu hỏi về hành vi và hành động của Beta. Chúng ta cũng sẽ không phân tích sâu vào các tình tiết cá nhân trong câu chuyện này. Tại sao một người quản lý cấp cao lai ứng xử như vậy? Điều gì đã khiến Beta có hành vi như vậy? Liệu trí tuệ cảm xúc có vai trò chủ chốt trong việc ảnh hưởng đến hành vi này không?

Về cơ bản, cảm xúc thôi thúc chúng ta hành động để tạo ra hành vi, hoặc trong trường hợp cụ thể trên, là không hành động. Chúng ta có thể đưa ra giả định rằng cảm xúc đang lấn áp lý trí của Beta. Người này có thể đang thất vọng, buồn, giận, hoặc tức khi biết nhân viên mình quyết định không đồng hành cùng mình nữa. Nhưng liệu trong bối cảnh này, Beta co nên rèn luyện hành vi khống chế cảm xúc để có thể trở thanh người lãnh đạo tốt hơn trong mắt của nhân viên, cụ thể hơn là cho những người ở lại? Liệu một sự phán xét hoặc áp đặt nào đó cũng đã ảnh hưởng đến hành vi của Beta?

Với góc nhìn của tôi, việc lãnh đạo bằng trái tim và quản lý bằng quy trình phải tồn tại song song. Việc lãnh đạo bằng trái tim đòi hỏi sự rèn luyện, cam kết và chính trực rất lớn từ một nhà lãnh đạo. Nó là cả một quá trình rèn luyện, học hỏi, và quan trọng hơn hết, chúng ta phải rất trung thực với bản thân của mình vì sẽ không ai che giấu được cảm xúc.

Như Daniel Goleman đã chia sẻ trong quyển sách Emotional Intelligence “Chúng ta có hai bộ não, một để suy nghĩ và một để cảm nhận”.

Hãy tận dụng cả hai bộ não để có thể tối ưu hóa khả năng của mình trong việc vận hành cuộc sống và công việc nha mọi người.

LEAVE A REPLY