Ra trường làm 3 công việc phỏng vấn 17 công ty và chia sẻ thú vị của người trong cuộc

    0
    1358
    CHUYỆN TÌM VIỆC – ĐI LÀMNhân dịp tròn 1 năm lễ tốt nghiệp và cũng vừa kịp chạy nước rút để hoàn thành mục tiêu cuối cùng của năm 2019, mình cũng nên ‘thảo’ nhẹ vài (dài) dòng chiêm nghiệm về tìm việc và đi làm trong một năm đầu tiên. Hôm qua có cô em gái hỏi mình “Chị ơi, hồi chị bắt đầu tìm việc chị boăn khoăn điều gì nhất và những điều gì nếu chị biết sớm hơn thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn”. Mình ngớ ra mất 1 nốt nhạc, không phải vì mình không có câu trả lời mà là vì có quá nhiều câu trả lời. Từ lúc ra trường mình đã làm 3 công việc phỏng vấn 17 công ty và số lượng nộp hồ sơ thì còn gấp nhiều lần hơn nữa 😊))) hỏi rằng con số này có quá nhiều không, nhưng không sao vì finally I land my dream job, so it’s absolutely worthy. Nhưng mình nghĩ rằng nếu những bạn trẻ sắp tìm việc hoặc còn đang đi học biết được những điều sau đây càng sớm thì có thể sẽ giảm được kha khá con số trên.
    1. Đừng để nỗi sợ thất nghiệp quấn lấy bạn
    Thật sự ‘thất nghiệp’ đối với ai cũng có thể là nỗi sợ nhưng đối với một đứa mới ra trường thì đó quả là một nỗi sợ lớn. Mình ở thời điểm ra trường hoang mang và chìm trong quarter crisis, những thứ học ở trường đại học mình không biết phải dùng nó như thế nào hoặc at least là làm sao match nó với những cái requirements mà nhà tuyển dụng cần. Những câu nói bâng quơ của bà con hàng xóm như ‘con gái năm nay năm cuối rồi hả con, vậy là mẹ sắp được nhờ rồi!’ và nụ cười thoáng một nét lo âu của mẹ lại khiến hành trang quay lại thành phố của mình như nặng hơn sau những chuyến về thăm nhà. Và mình biết mình cần phải tìm việc càng sớm càng tốt. Công việc đầu tiên của mình đến một cách bất chợt từ một người quen, mình cũng không có thời gian để cân nhắc quá nhiều về career path vì tất cả tâm trí mình bị ám ảnh bởi việc cơm áo gạo tiền và một nỗi sợ thất nghiệp. Nhưng nếu suy nghĩ lại nỗi sợ thất nghiệp đã khiến mình không còn tỉnh táo, bình tĩnh hiểu được điểm mạnh của mình và tìm kiếm một cơ hội tốt hơn phù hợp hơn. Thất nghiệp ở thời điểm mới ra trường có đáng sợ đến vậy không? Câu trả lời là KHÔNG chỉ cần bạn nhìn nhận nó một cách đúng đắn. Trong lớp mình có lẽ là một trong những đứa bắt đầu đi làm sớm nhất cả trước khi tốt nghiệp một thời gian, bạn mình có nhiều đứa thất nghiệp hằn 7 – 8 tháng nhưng it’s still fine vì cuối cùng tụi nó cũng tìm được một công việc tốt và bây giờ vẫn rất hạnh phúc với cuộc sống. So với việc bạn mất 4 năm học đại học thì việc mất mấy tháng tìm việc không có gì là quá nhiều, quan trọng bạn biết bản thân thất nghiệp vì chưa tìm được việc phù hợp, hoặc thiếu một số điều kiện thì hãy nhanh chóng hoàn thiện nó càng sớm càng tốt.
    1. Đừng chọn việc thích hợp hãy làm cho bản thân hợp với việc mình thích.
    Một nét tư duy mà tôi ngộ ra trong suốt quá trình tìm việc của mình đó đừng tìm việc thích hợp mà hãy làm cho bản thân hợp với việc mà mình thích. Như vầy nhé, một công việc sẽ có phần benefits và requirements, benefits là điều bạn thích còn requirements là cái bạn hợp với công việc đó. Tư duy ngày mới ra trường của tôi là tìm việc mình có đủ các requirements còn benefits thì có thể cân đối gia giảm cũng được. Nhưng điều này sẽ khiến bạn mất đi sự phấn đấu. Ngược lại nếu bạn chọn benefits là mốc cố định, bạn thích một công việc A phải có đủ benefit A1 A2 A3, nhưng công việc đó lại đòi hỏi bạn requirements B1 B2 B3 mà bạn không có đủ, thế thì bạn phải phấn đấu rèn luyện đạt được những chuẩn mực và có được công việc A chứ không được chấp nhận một công việc A’ có benefit A’1 A’2 A’3 thấp hơn vì bạn chỉ có thế đáp ứng được requirement B’1 B’2 B’3. Vậy bạn nên làm điều này khi nào? Càng sớm càng tốt kể cả khi mới bắt đầu vào đại học và tương tự về sau nếu bạn muốn nhảy sang một công việc mới. Một tip để bạn bắt đầu thực hiện việc này đó là hãy mở các trang tìm việc lên search tìm một công việc mà bạn cho rằng mình muốn làm và một mức lương mong muốn, chọn một số post tuyển dụng mà benefits phù hợp list out những requirements nhà tuyển dụng cần, bạn sẽ biết mình cần bổ sung những gì để có được công việc mong muốn và mức lương mong muốn. Sau đó hãy xây dựng cho bản thân kế hoạch hành động hoàn thiện đầy đủ những requirements đó trước khi đến ngày đi rải CV. Hãy nhớ rằng thị trường lao động cạnh tranh rất gay gắt chỉ cần bạn thiếu 1 requirements rất nhỏ hồ sơ của bạn cũng có thể bị skip chứ đừng nói đến việc được vào vòng phỏng vấn. Vì vậy hãy thức tỉnh thật sớm và bắt tay vào kế hoạch hoàn thiện requirements đó càng sớm càng tốt.
    1. Bạn đi tìm việc và bạn cũng có quyền từ chối :))
    Cũng như nhà tuyển dụng đi tìm ứng viên, họ có quyền từ chối hàng ngàn ứng viên thì bạn cũng hoàn toàn có thể từ chối nhà tuyển dụng nếu họ đưa ra offer dưới mức benefits mà bạn kỳ vọng. Nhưng trước khi đó, bạn cần phải hiểu rõ benefit A1 A2 A3 mà bạn mong muốn là gì và sure là bạn có đủ requirements B1 B2 B3. Từ chối nhà tuyển dụng dường như không mấy dễ dàng với những bạn trẻ mới đi làm. Trước đây có một bạn làm chung với mình cứ hay complain rằng mức lương bạn ấy thấp, từ lúc bạn ấy chấp nhận offer bạn ấy đã không mấy happy nhưng khi mình hỏi bạn ấy có những qualifications nào nổi bật cho công việc thì bản thân bạn ấy cũng không tự tin. Hãy mạnh mẽ từ chối nhưng chỉ khi bạn hiểu được năng lực của chính mình vì khi bạn biết được giá trị bản thân bạn mới biết mình đang được ‘mua’ đúng giá hay không.
    1. ‘Giá’ của bạn khác nhau ở những công việc khác nhau
    Mình từng đọc được một quan điểm rất tâm đắc về giá trị của một người. Giá trị một người bằng tổng thể những năng lực họ có thể phát huy trong một điều kiện nhất định. Ví dụ bạn có các năng lực Q1: Tiếng Anh, Q2: Tiếng Nhật và Q3: kinh nghiệm về marketing, nếu bạn làm ở vị trí marketing ở một công ty nhỏ không yêu cầu ngoại ngữ mức lương S1. Nếu bạn làm phiên dịch Tiếng Anh bạn có mức lương S2, nếu bạn làm nhân viên Tiếng Nhật bạn có mức lương S3. Trong điều kiện như vậy bạn chỉ phát huy được 1 trong 3 năng lực và giá trị của bạn cũng tương ứng. Mức lương S1, S2, S3 không chênh lệch quá nhiều cho 1 vị trị junior và cũng sẽ tương đương mức lương nhà tuyển dụng trả cho 1 người chỉ có 1 trong 3 requirements đó. Dễ hiểu thôi vì họ trả tiền cho giá trị mà họ khai thác được từ bạn. Vậy để giá trị của bạn của bạn tăng lên thì bạn cần tìm nơi có thể phát huy được cả Q1, Q2, Q3 như vậy mức lương của bạn chắc chắn sẽ cao hơn chỉ S1, S2, S3 thế nhưng đừng kỳ vọng được S1+S2+S3 vì dù sao đi nữa bạn chỉ có 8 tiếng làm việc 1 ngày.
    Ngoài ra bạn cần biết ý nghĩa của ‘năng lực bonus’, giống như đi mua hàng được tặng quà đính kèm, bạn cũng nên chuẩn bị cho mình một vài ‘năng lực bonus’ không nằm trong requirements. Ví dụ: Apply content marketing bạn bonus thêm biết design nhẹ, nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy lời hơn khi ‘mua’ bạn.
    1. There is absolutely no useless failure
    Điều cuối cùng mình muốn viết đó là đừng sợ thất bại khi mới ra trường, quan trọng bạn biết được mình đang đứng đâu trên bản đồ cuộc đời mình và bạn hoàn toàn được phép thất bại ở giai đoạn này. Như đã chia sẻ ở trên mình đã trải qua phỏng vấn hơn 17 công ty để tìm được dream job, những lần thất bại đó điều có cống hiến phần nào trong việc hoàn thiện bản thân hơn để đạt được mục tiêu cuối cùng. Mỗi lần phỏng vấn mình được biết thêm về một công ty về một lĩnh vực mới và biết thêm một khía cạnh mà nhà tuyển dụng quan tâm. Có lần mình được hỏi ‘Em thường chơi môn thể thao nào?’ lúc đó mình nhận ra yếu tố sức khỏe cũng khá được quan tâm và sau đó mình bắt đầu tập yoga, nên lần sau bị hỏi câu này mình sẽ tự tin hơn hẳn. Lần khác phỏng vấn một công ty Nhật, vừa nhận namecard của người phỏng vấn, mình đã bỏ vào túi xách sau này mới biết là theo nguyên tắc giao tiếp business của Nhật khi nhận namecard phải xem kỹ xác nhận lại cách đọc tên có đúng không rồi trao lại cho đối phương namecard của mình theo đúng hướng đọc chữ 😊)) chứ không được vội vã cất vào như vậy. Những lần khác phỏng vấn công ty thực phẩm mình được đi tham quan nhà máy sản xuất mỳ nhất nhì Việt Nam, phỏng vấn công ty dệt may đi tham quan nhà máy dệt may của tập đoàn nhất nhì thế giới về ngành dệt may. Tất cả những trải nghiệm đó đều đáng giá. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, chính vì mình cho rằng ‘cứ thử sức không có được công việc thì cũng có kinh nghiệm không có kinh nghiệm thì cũng có trải nghiệm’ nên mới nộp rất nhiều job mà đôi khi không thật sự chọn lọc và có sự chuẩn bị tốt cho phỏng vấn, đó cũng là một điều đáng suy nghĩ, không hẳn là phỏng vấn nhiều thì sẽ có ngày có job đâu quan trọng là bạn chuẩn bị sẵn sàng và gặp được một cơ hội phù hợp. Và mình nghĩ có lẽ ông trời có sự sắp đặt rất đúng cho mình chỉ là trên hành trình đó mình chưa nhận ra thôi.

    graduation #1year 29/12/2018 – 29/12/2019

    Face: Lưu Ngọc

    LEAVE A REPLY