CASE STUDY VỀ ÁP DỤNG PHÂN TÍCH ĐỘNG LỰC TRONG CÔNG VIỆC ĐỂ GIỮ CHÂN NHÂN SỰ (Nguồn: Team Content, Viện Quest)

0
1130

Tóm Tắt Các Bước Phân Tích Động Lực Của Một Nhân Sự:

1. Chấm điểm nhu cầu cần được thỏa mãn dựa trên thang điểm 10 (cột A)

2. Chấm điểm mức độ hài lòng đối với mỗi nhu cầu (cột B )

3. Đánh dấu những nhu cầu mà cột A cao hơn quá nhiều so với cột B

4. Đưa ra giải pháp để cân bằng 2 cột

Với ví dụ về phân tích như trên hình, ta có thể thấy đây là người có nhu cầu nội tại rất lớn so với nhu cầu bên ngoài. Vì vậy, người này thuộc nhóm tự tạo được động lực, năng lượng để hoàn thành công việc. Với những người thuộc nhóm này, họ thường rất tập trung vào sự phát triển của bản thân và sự nghiệp. Như vậy, để họ có nhiều động lực làm việc, thì có thể cân nhắc đến các chế độ giúp họ học hỏi, phát huy năng lực hơn là các phần thưởng vật chất.

Sau khi phân tích, ta có thể thấy các nhu cầu có thể xuất hiện áp lực phấn đấu, dẫn đến căng thẳng cho nhân sự này (X) là các ô được tô vàng. Từ đó, cấp quản lý hoặc lãnh đạo có thể đề xuất một số biện pháp sau:

– Thử thách: đặt ra những mục tiêu thách thức, cho phép X học hỏi từ những sai lầm có thể xảy ra

– Thành tích: đề ra những chương trình ghi nhận và trao giải công khai, tránh chỉ trích trước đám đông

– Sự học hỏi: tạo cơ hội để X được tham gia các khóa học cấp cao

– Sự ưu tú: đưa ra đánh giá và phản hồi khách quan về hiệu quả làm việc, thực hiện phản hồi thường xuyên

– Địa vị: có vị trí rõ ràng trong công ty và xứng đáng với những cống hiến của X

– Quyền lực: giao cho X những nhiệm vụ và trách nhiệm quan trọng

– Môi trường: đầu tư vào văn phòng làm việc, các thiết bị đầy đủ để X thực hiện được tốt công việc của mình.

Đối với case study này, khi chuyển sang công ty mới, X được học nhiều khóa học kỹ năng và thường xuyên được ghi nhận những nỗ lực của mình. Khi phạm sai lầm, cấp trên thường giải thích rõ vì sao không nên làm vậy và hướng dẫn các bước hoặc đặt câu hỏi khơi gợi để X tự tìm ra cách làm việc đúng. Vì vậy, X cảm thấy phấn khởi hơn, rất nỗ lực để làm việc. Năng suất của X ở công ty mới cao hơn rất nhiều lần so với khi còn làm ở công ty cũ dù mức lương tương đương. Đó là vì X thuộc nhóm người có nhu cầu nội tại cao, tập trung nhiều vào phát triển bản thân. Nên ở môi trường nào mà X cảm thấy có thể học hỏi được nhiều và được ghi nhận thì bạn ấy sẽ rất nỗ lực làm việc.

Như vậy, đối với mỗi nhân viên, quản lý cần có sự đánh giá theo các bước đề xuất để có giải pháp tốt nhất giúp tăng động lực cho nhân viên. Khi nhân viên được đáp ứng đúng nhu cầu, họ sẽ không phải tìm kiếm sự thỏa mãn từ những công ty khác. Từ đó, họ có sự nỗ lực và gắn bó nhiều hơn ở công ty hiện tại.

– Team Content, Viện Quest –

LEAVE A REPLY