“Tâm phúc” có ý định ra đi, lãnh đạo nên làm gì?

    0
    861

    1. Đầu tiên, nên có các cuộc trò chuyện thành thật với nhau

    Hãy ngồi lại và chia sẻ thành thật với nhân viên để tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng, đặc biết là hướng phát triển tương lai của họ. Nếu nhân viên cần một mức lương cao hơn hoặc thay đổi chức danh công việc, hãy cố gắng đáp ứng điều đó, nhân viên chắc hẳn sẽ ở lại.

    Nếu động lực nghỉ việc nằm ngoài tầm kiểm soát như kế hoạch làm riêng, thay đổi môi trường sống, làm việc thì giải pháp tài chính sẽ không mang lại hiệu quả. Trong trường hợp này, tốt nhất là đáp ứng cho nguyện vọng nghỉ việc.

    2. “Cải cách” nhóm và trao cơ hội cho các thành viên khác

    Khi có một nhân sự giỏi ra đi, lãnh đạo có thể tận dụng cơ hội này để cải cách, xây dựng lại trật tự nhóm, tạo thêm đất “diễn” cho người ở lại thể hiện bản thân hơn và đóng góp nhiều quan điểm mới mẻ.

    3. Củng cố tinh thần cho đội nhóm

    Khi một nhân viên giỏi ra đi, chắc chắn những thành viên khác sẽ đặt sự hoài nghi về lãnh đạo, chế độ hoặc sự sống còn của công ty, và rồi có những suy nghĩ tiêu cực. Để trấn an họ, bạn cần khẳng định rằng đây là không phải sự sụp đổ hay diệt vong nào cả. Đồng thời trả lời những thắc mắc về lý do nghỉ việc, các bạn giữ chân nhân viên đó…

    4. Xem xét lại cách quản trị của mình

    Nhân viên giỏi không ai tự nhiên vào làm trong doanh nghiệp. Khi họ ra đi, hoặc là do công ty đã tuyển dụng sai người, hoặc là trưởng bộ phận đã sắp xếp sai vị trí, hoặc là lãnh đạo không biết động lực của nhân viên là gì, không biết làm cho nhân viên phát triển. Tất cả những việc trên là trách nhiệm của lãnh đạo.

    Khi người nhân viên được lựa chọn đúng tài năng, được sắp xếp đúng người đúng việc, được động viên đúng cách, được có cơ hội phát triển, ai cũng có thể làm tốt công việc của mình.

    Do đó, một khi tâm phúc ra đi cũng là tiếng chuông cảnh báo về cách quản lý của lãnh đạo đang có vấn đề.

    LEAVE A REPLY